Mụn trứng cá là vấn đề da liễu thường gặp với mọi đối tượng thiếu niên trên toàn thế giới. Vấn đề da liễu thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ bên ngoài nên nhiều người thường muốn loại bỏ mụn trứng cá nhanh chóng thông qua phương pháp nặn mụn. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn có nên tẩy tế bào chết? Đây là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra trong các diễn đàn sắc đẹp. Vậy, câu trả lời thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nặn mụn là gì?

Nặn mụn hay còn được biết với cái tên khác là lấy nhân mụn, đây là một trong những phương pháp cơ học lợi dụng lực từ bên ngoài của tay hoặc các vật hỗ trợ khác như tâm bông, cây nặn mụn, kim nhọt,… để loại bỏ các nhân mụn và chất nhờn trên da. Trong trường hợp mụn viêm, biện pháp này hoàn xử lý được cả phần mủ đang sưng tại các nốt mụn.
Nặn mụn sẽ tức thời làm giảm tải cho lỗ chân lông, mang đến cho cơ thể cảm giác dễ chịu ngay lập tức, cảm giác này đúng với các trường hợp mụn khác nhau.
Tẩy tế bào chết là gì?

Bên cạnh khái niệm nặn mụn, ta có khái niệm tẩy da chết. Làm rõ được hai khái niệm và biết hoạt động cũng như mục đích của từng khái niệm, bạn sẽ dễ dàng làm rõ sau khi nặn mụn có nên tẩy tế bào chết hay không.
Tẩy da chết hay tẩy tế bào chết cho da là một quá trình loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da bằng cách sử dụng các chất hoá học, chất dạng hạt hoặc những công cụ tẩy da chết. Thông thường, con người có cơ chế tự làm sạch da và loại bỏ tế bào da chết một cách hiệu quả, nhằm mục đích nhường cho các tế bào mới sau khoảng 30 ngày hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, thực tế thì các tế bào chết trên da không được loại bỏ một cách hoàn toàn và điều này tạo nên các mảng khô, các mảng này thường làm bong tróc da và gây tắc lỗ chân lông.
Tẩy da chết có thể làm da của bạn ngày càng được nâng tông trở nên sáng hơn, đồng thời cải thiện hiệu quả tác dụng của các sản phẩm chăm sóc da tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng hấp thu của cơ thể. Tẩy da chết thường xuyên, cũng góp phần tăng cường lỗ chân lông bị tắc nghẽn, giúp da giảm hoặc ít nổi mụn trứng cá hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, việc tẩy tế bào chết trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng sản xuất collagen của cơ thể. Collagen một trong những chìa khóa giúp làn da trở nên tươi sáng, tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, loại protein này cũng thúc đẩy sự đàn hồi của da, làm giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và chảy xệ một cách rõ rệt.
Sau khi nặn mụn có nên tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết thông thường được thực hiện 2 lần/tuần để giúp lỗ chân lông trở nên sạch sẽ hơn và thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tẩy tế bào chết bàn tay bắt buộc phải cọ xát với mặt để thoa đều sản phẩm giúp làm tẩy tế bào chết. Điều này vô tình làm tổn thương làn da sau khi được nặn mụn. Vì vậy, cách tốt nhất trong khoảng thời gian này sau khi vừa nặn mụn hãy tạm thời dừng việc tẩy tế bào chết.
Một số hạn chế sau khi nặn mụn cần biết
Bên cạnh việc không tẩy tế bào chết, khi nặn mụn xong da mặt sẽ rất dễ bị viêm nên cần lưu ý để hạn chế một số điều sau:
Không chạm tay lên mặt sau khi nặn mụn xong
Tuyệt đối không chạm tay lên mặt là nguyên tắc cơ bản dành cho những người sau khi nặn mụn xong. Bởi vì, trên tay chúng ta một ngày đụng chạm với rất nhiều thứ và có rất nhiều vi khuẩn, do đó khi chạm lên mặt đồng nghĩa với việc truyền trực tiếp vi khuẩn từ tay lên da mặt, gây nên những tình trạng nhiễm trùng vết thương hở.
Hạn chế luyện tập thể dục thể thao khi nặn mụn xong

Sau khi nặn mụn, bạn cần hạn chế tối đa việc luyện tập thể dục thể thao. Bởi khi luyện tập thể dục thể thao quá mức sẽ khiến tuyến mồ hôi hoạt động một cách mạnh mẽ sau đó thoát ra ngoài gây ra tình trạng viêm nhiễm trùng da, đây là một trong những nguyên nhân hình thành tình trạng thâm mụn. Tốt nhất sau khi nặn mụn bạn nên nghỉ ngơi từ 2 – 3 ngày rồi hãy luyện tập trở lại.
Hạn chế trang điểm sau khi nặn mụn xong
Sau khi nặn mụn, nếu trang điểm dù ít hay nhiều đều sẽ gây ra tình trạng kích ứng vết thương hở. Hãy hạn chế trang điểm để làn da của bạn trở nên thông thoáng từ đó tạo điều kiện giúp vết thương hở được hình thành trong quá trình nặn mụn mau lành hơn.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời

Trong ánh sáng mặt trời có tia UV, đây là một trong những tác nhân khiến cho vùng da vừa nặn mụn xuất hiện tình trạng thâm, sạm. Do đó sau khi nặn mụn xong các bạn cần hạn chế di chuyển ra những nơi trời nắng nóng, tốt nhất ở yên trong nhà để vết thương hở do quá trình nặn mụn sinh ra có thời gian phục hồi. Trong trường hợp cần phải ra ngoài đường, trước khi đi các bạn nên thoa kem chống nắng loại kem dành cho da vừa nặn mụn xong, da nhạy cảm để có thể chủ động bảo vệ làn da của mình một cách tốt nhất.
Xem thêm
– Tẩy da chết cho mặt bao nhiêu lần 1 tuần
Với câu hỏi, sau khi nặn mụn có nên tẩy tế bào chết? Câu trả lời hoàn toàn không bởi khi nặn mụn xong tức là lúc này da mặt đã có những vết thương hở do quá trình nặn mụn gây ra, cố chấp tẩy tế bào chết không chỉ không giúp da trắng sáng mà còn làm cho lỗ vết thương được hình thành trong quá trình nặn mụn ngày càng to ra, bởi sự cọ xát của tay và khuôn mặt.