Bên cạnh một chế độ ăn hợp lý và thái độ lạc quan tươi vui khi mang thai, các tư thế bình thường như nằm, đứng và ngồi đều ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi khi mẹ bầu đang mang thai trong 3 tháng đầu tiên. Vậy tư thế ngồi tốt nhất cho bà bầu 3 tháng đầu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả trong bài viết dưới đây nhé !
Thai nhi trong 3 tháng đầu có những đặc điểm gì?

Trước khi tìm hiểu tư thế ngồi tốt nhất cho bà bầu 3 tháng đầu, việc tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu như thế nào, là nền tảng để có thể tìm ra tư thế ngồi phù hợp với mẹ bầu trong giai đoạn này.
Thai nhi trong bụng mẹ ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ có những đặc điểm sau: Bé gần như có đầy đủ các cơ quan quan trọng. Các đường nét trên gương mặt của bé cũng dần hoàn thiện với chiếc mũi cùng cằm nhỏ xíu. Não là một trong những bộ phận của bé đặc biệt phát triển nhanh trong giai đoạn này, các tế bào thần kinh được nhân lên một cách nhanh chóng, khớp thần kinh cũng được hình thành với tốc độ chóng mặt.
Tại sao nên quan tâm tư thế ngồi cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai?
Hiện nay đa số mẹ bầu đều ngồi làm việc ở văn phòng, do tính chất công việc một ngày các mẹ thường ngồi một chỗ từ 3 đến 4 tiếng, có khi ngồi hết 1 ngày. Do đó, rất nhiều mẹ bầu lo sợ việc ngồi như thế có ảnh hưởng gì đến thai nhi 3 tháng đầu trong bụng?
Các chị em khi mang thai ngồi trước máy tính quá lâu sẽ làm cho huyết dịch ở khoang chậu bị ứ đọng, việc này không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?
Ở phân tích đầu tiên, ta biết được trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu vô cùng nhạy cảm với những ảnh hưởng bên ngoài môi trường. Vì vậy, mọi hoạt động từ đi đứng và nằm các mẹ bầu đều phải chú ý tránh ảnh hưởng đến con.
Ở phần này chủ yếu tập trung tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu trong mọi hoạt động sinh hoạt, hy vọng giúp nhiều chị em mang thai có thể chủ động ứng dụng, để tránh ngồi sai mà ảnh hưởng đến thai nhi.
Tư thế ngồi trên ghế

– Ghế sofa: bản chất ghế sofa được thiết kế với kích thước rộng và êm, còn có thêm điểm tựa lưng nên bà bầu ngồi sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Tuy nhiên, trong tư thế ngồi của chị em nên chóng một tay xuống ghế rồi hãy ngồi và khi ngồi ghế sofa các chị em nên có thêm chiếc gối kê lưng cho thoải mái hơn. Nguyên nhân, thiết kế của ghế sofa từ điểm tựa đến mép ngoài khá rộng nên bà bầu thường ngồi mép ngoài, điều này dễ dẫn đến đau lưng và dễ ngã. Chính vì thế, một cái gối tựa hay ngồi sát vào trong là điều cần lưu ý khi ngồi ghế này
– Ghế tựa: Đối với các loại ghế tựa tuỳ vào từng loại chất liệu khác nhau mà ta có cách ngồi phù hợp riêng biệt. Ví dụ, ghế tựa được làm bằng nhựa các bà bầu không nên bám vào thành ghế hay khung tay cầm vì dễ khiến ngã nhàu, nhưng với các loại ghế sắt nặng hơn các bà bầu có thể bám vào thành ghế để ngồi xuống từ từ
– Ghế không tựa: Nếu bà bầu chuẩn bị ngồi lên những chiếc ghế không có điểm tựa, hai tay của mẹ bầu nên bám chặt vào mặt ghế để ngồi xuống từ từ, hai chân song song với mặt đất, đồng thời lưng thẳng và hơi ngả về phía trước một chút
Tư thế ngồi trên xe máy
Bà bầu khi mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu các bác sĩ thường khuyên không nên đi xe máy, bởi dễ gây động thai dẫn đến sảy thai, đặc biệt cần tránh hơn nữa với các mẹ có tiền sử sảy thai hay cổ tử cung thấp hoặc có một số vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản, khó có em bé. Tuy nhiên, nếu khi đi khám bác sĩ cho ra kết quả bình thường, bé có đầy đủ tim thai và nằm hoàn toàn trong tử cung, các bà mẹ được xem là có thể đi xe máy được. Tuy nhiên, người chạy hoặc chính các mẹ nên chú ý chạy chậm tránh các ổ gà hay đường xóc.
Tư thế ngồi khi mẹ bầu phải đi xe máy:
– Trường hợp mẹ bầu tự chạy xe: Mẹ bầu cần vào tư thế ngồi thẳng và ngồi một cách chắc chắn, hai chân để lên hai bàn đạp, một bên để lên chân phanh, một bên là chân điều khiển số của xe để các mẹ có thể xử lý linh hoạt mọi tính huống xảy ra trên đường
– Trường hợp mẹ bầu ngồi sau xe: hai chân mẹ bầu nên ngồi sang hẳn một bên, tay ôm chặt eo người lái. Hoặc nếu mẹ bầu không ngồi để chân sang hẳn một bên mà ngồi dang chân bình thường thì nên khép đùi lại, bám chặt người lái, lưng giữ thẳng, hai chân đặt đúng vị trí gác chân cho người ngồi sau
Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu – xe ô tô

Với ô tô gia đình: Ở đây sẽ có 2 trường hợp phát sinh, thứ nhất là trường hợp mẹ bầu trực tiếp lái xe, thứ 2 là trường hợp mẹ bầu ngồi sau xe.
– Trường hợp mẹ bầu trực tiếp lái xe: Mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng hai chân đặt đúng tại vị trí phanh và số (với xe số) hoặc mẹ bầu cũng có thể để song song với mặt đất tạo thành một góc 90 độ nếu là xe tự động. Thắt dây an toàn, nên để qua ngực và bụng nhằm tránh các tình huống đột ngột xảy ra buộc phải phanh gấp
– Nếu mẹ không lái xe có thể hoàn toàn ngồi tại bất cứ vị trí nào trên xe, khi ngồi mẹ bầu nên thắt dây an toàn cẩn thận, các ông chồng tinh tế nên mua cho vợ một chiếc gối sau lưng để tạo sự êm ái, tay nên để trên ghế bám lấy khi người lái ôm cua hay phanh gấp
Tư thế ngồi dưới sàn nhà
Vào những lúc mà các mẹ bầu cần ngồi xuống sàn nhà để làm việc gì đó hay chơi với con, nên lưu ý hạ thấp người một cách từ từ, quỳ gối, chống tay, tiếp theo đặt mông xuống. Sau đó, ngồi ở tư thế khoanh chân lại hoặc chân tạo thành một vòng tròn hở. Lưng các mẹ nên giữ thẳng không nên gập lại. Tránh tư thế ngồi xổm bởi tư thế này dễ dàng ảnh hưởng đến trẻ trong bụng nếu như không ngồi đúng cách.
Tư thế ngồi trên giường

Đa số các bà bầu thường có xu hướng ngồi ở mép giường. Tuy nhiên, việc ngồi như thế này được nhiều chuyên gia cảnh báo sẽ gây ra nhiều áp lực lên cột sống, đây là một trong những lý do mà nhiều thai phụ thường thấy nhói ở lưng sau khi ngồi lâu với tư thế này. Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu trên giường: Đầu tiên xếp gối xuống đầu giường, sau đó đặt mông ngồi xuống một cách từ tốn và kết hợp đẩy mông vào trong, các chị em nên chống tay để di chuyển trở nên dễ dàng hơn, ngồi với tư thế tựa lưng vào gối và không nên vắt chéo chân.
Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu – Ngồi vệ sinh
Như đã nói ở trên, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ tuyệt đối không nên ngồi xổm. Vì vậy, cần tránh đi vệ sinh ở những bồn cầu bệt mà thay vào đó nên đi vệ sinh ở những bồn cầu tự hoại. Khi đi vệ sinh, các chị em nên để lưng thẳng, hai chân thẳng song song với mặt đất, đồng thời dựa vào nắp bồn cầu. Vì vậy, các anh chồng nên vệ sinh thường xuyên bồn cầu cho các mẹ sử dụng nhé!
Tư thế ngồi làm việc cho các mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Khi ngồi làm việc ở công ty, đa phần thời gian làm việc là 8h một ngày nên khi mang thai mẹ bầu nên chọn những bộ bàn ghế sao cho phù hợp với mình. Để các chị em có thể làm việc hiệu quả và cảm thấy thoải mái hơn. Tư thế ngồi ghế chị em mang thai nên lưu ý, ngồi ghế chân hạ xuống đất sao cho khi đứng lên có thể đứng một cách chắc chắn, lưng thẳng bên cạnh đó là tay song song với mặt đất, mắt cách máy tính ít nhất 20 cm.
Mẹ bầu cần hạn chế tối thiểu tư thế ngồi chéo chân bởi nó dễ mất thăng bằng gây té ngã khi đứng, đồng thời khi ngồi ở tư thế này máu sẽ trở nên lưu thông kém, kèm theo đó là sự suy giảm tĩnh mạch, phù chân. Mẹ cũng không nên ngồi ở tư thế cho hai chân lên ghế vì dễ gây áp lực sống lưng.
Cách ngồi ghế khi làm việc, tùy theo từng loại ghế như ghế tựa, ghế không tựa (tốt nhất các mẹ nên chọn ghế tựa) mà cách ngồi sẽ khác nhau.
Lưu ý, khi ngồi làm việc các mẹ không nên ngồi quá lâu, bởi ngồi lâu có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai, kết hợp giữa làm việc với yếu tố thư giãn để thêm năng xuất và bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé.
Xem thêm
– Thai 13 tuần uống nước dừa được chưa
Tư thế yoga
Yoga là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, một số động tác có hoạt động gập bụng về trước các mẹ nên tránh bởi dễ tác động đến bé trong bụng. Tư thế gập người không những làm bà bầu cảm thấy khó chịu mà còn gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất khi tập yoga trong giai đoạn mang thai các mẹ nên hỏi kỹ và tập trung với huấn luyện viên yoga của mình.
Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu – Tư thế ngồi thiền

Mẹ bầu khi ngồi thiền đúng cách sẽ giúp thư giãn đầu óc, cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái hơn. Tư thế ngồi thiền tốt cho bà bầu 3 tháng đầu: Ngồi khoanh hai chân, chân trái đặt lên đùi chân phải, hai tay thả lỏng xuống 2 đùi. Sau đó điều chỉnh lưng tư thế thẳng, đồng thời mắt cũng nên nhìn thẳng. Hít thở, khi hít bằng mũi và phình bụng, còn thở bằng miệng kết hợp với xẹp bụng lại. Mẹ bầu có thể thực hiện động tác ngồi thiền này ở bất cứ đâu và thời điểm nào trong suốt giai đoạn mang thai. Đây là tư thế ngồi, không chỉ giúp ích cho mẹ mà còn tăng cường tải oxy đến thai nhi, giúp thai nhi được hưởng tâm trạng tốt của mẹ bầu, em bé khi sinh ra tính tình cũng trở nên ôn hoà hơn và không dễ cáu gắt.
Trên đây là tất cả tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, các mẹ nên nhớ 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, đây là giai đoạn mà trẻ đang hình thành và phát triển nên bất kỳ yếu tố ngoài môi trường nào tác động cũng sẽ ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến trẻ.